Hồ Chí Minh
Icon Locate
Hồ Chí Minh

6 lễ hội nổi tiếng nhất ở Nha Trang

Nếu du lịch Nha Trang đúng vào thời điểm diễn ra các lễ hội, du khách không chỉ được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Nha Trang mà còn có dịp hòa mình vào không khí vui nhộn của những lễ hội độc đáo, gắn liền với tín ngưỡng và đời sống tinh thần của người dân nơi đây.   1. Festival biển Nha Trang   Cứ 2 năm một lần Festival biển Nha Trang là dịp giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Cứ 2 năm một lần Festival biển Nha Trang là dịp giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Cứ 2 năm một lần Festival biển Nha Trang là dịp giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.   Được tổ chức đầu tiên năm 2009, Festival biển Nha Trang dần trở thành lễ hội thường niên tại nơi đây và ngày càng có quy mô lớn hơn. Đây là dịp giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội có nhiều hoạt động hấp dẫn như: thả diều nghệ thuật, dù bay quốc tế, lễ hội Yến sào, liên hoan nghệ thuật điêu khắc quốc tế, triển lãm di sản văn hóa biển. Khách du lịch sẽ được tham quan những hòn đảo nổi tiếng như: Hòn Tre, Hòn Tằm, Hòn Mun, Hòn Thơm... qua đó hiểu thêm về giá trị và chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước.   2. Lễ hội Tháp Bà Tháp   Lễ hội này được tổ chức tại khu di tích Tháp Bà Ponagar vào ngày 20-23 tháng ba âm lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong khu vực để ghi nhớ Mẹ Xứ Sở (Theo người Chăm gọi là Po Ino Nogar). Truyền thuyết kể rằng, Bà đã có đóng góp to lớn trong việc xây dựng quê hương, duy trì cuộc sống, tìm ra cây lúa và dạy cho người dân cách trồng trọt…   Lễ Thay Y (ngày 20 tháng 3): đây là lễ thay quần áo cũ, mũ của Tượng Nữ thần, sau đó rửa sạch bức tượng với lá thơm rồi mặc quần áo và mũ mới trên tượng Nữ thần.Lễ Dâng hương tạ Mẫu (ngày 23 tháng 3): được tổ chức long trọng để tôn vinh công đức của Mẹ Xứ Sở và cầu mong đất nước thanh bình, phồn thịnh và hạnh phúc.   Sau khi nghi lễ là một số hoạt động như biểu diễn múa truyền thống. Lễ hội Tháp Bà không chỉ thu hút nhiều người Việt Nam, người Chăm mà còn thu hút du khách du lịch lễ hội Nha Trang đến từ khắp mọi miền đất nước và cả du khách quốc tế.   3. Lễ hội Am Chúa   Lễ hội Am Chúa trên núi Dưa, huyện Điện Khánh.

Lễ hội Am Chúa trên núi Dưa, huyện Điện Khánh.

Lễ hội Am Chúa trên núi Dưa, huyện Điện Khánh.   Lễ hội này diễn ra tại Am Chúa trên núi Dưa, huyện Điện Khánh. Lễ diễn ra vào ngày 1 đến ngày 3 của tháng ba âm lịch hàng năm. Mục đích của lễ hội là để tưởng nhớ và cảm tạ ơn đức của nữ thần Ponagar. Lễ hội thường kéo dài từ 3-4 ngày với hai phần: phần lễ và lễ hội. Cùng với đó, có rất nhiều hoạt động truyền thống như ca hát và nhảy múa được thực hiện bởi người dân địa phương.   4. Lễ hội Cầu Ngư   Lệ hội Cầu Ngư là một trong những nét đặc trưng của người dân vùng biển. Lễ hội không chỉ trong ý nghĩ của ngư dân, mà còn của người dân địa phương đồng thời thu hút đông đảo du khách đi tour du lịch Nha Trang tìm đến để khám phá. Đó là lý do tại sao Du lịch Lễ hội Cầu Ngư luôn luôn được xem như là một lễ hội quan trọng. Lễ hội này diễn ra tại chùa Ông – Thành phố Nha Trang. Đến đây khoảng tháng hai, tháng ba âm lịch, du khách sẽ có cơ hội để tham gia vào lễ hội này. Du khách thậm chí có thể đi bộ đến Đền Ông nếu trọ tại khách sạn ở trung tâm của thành phố.   5. Lễ hội Yến Sào   Lễ hội Yến Sào Nha Trang.

Lễ hội Yến Sào Nha Trang.

Lễ hội Yến Sào Nha Trang.   Tên gọi đầy đủ của lễ hội này là “ lễ hội ngành phá hoang Yến Sào”, được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 5 Âm lịch. Lễ hội này do bà con làm nghề lấy tổ yến tổ chức tại đảo Hòn Nội, nơi đặt Miếu thờ Bà Chúa Đảo Yến, với các lễ nghi trọng thể, trang nghiêm. Nghề khai hoang Yến Sào ở khánh hòa đã có trên 600 năm, đây là một nghề “hái ra vàng” nhưng đầy hiểm nguy, rủi ro vì luôn phải treo mình trên vách đá chênh vênh để thu tổ yến. Vì thế, lễ hội là dịp người làm nghề cầu cúng, xin được ban ơn, ban phước lành.   6. Lễ hội Đền Hùng   Tại Khánh Hoà lễ hội được tổ chức trọng thể hàng năm vào ngày 10/3 AL tại đền hùng Vương, hay còn gọi là Đền thờ Đức Quốc tổ Hùng Vương – toạ lạc tại đường Ngô Gia Tự, TP. nha trang , được xây dựng trong 3 năm từ 1971 dến 1974 thì hoàn thành – bằng những lễ thức dâng hương, dâng hoa uy nghiêm, thành kính với sự tham dự của Lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể, đại diện các tôn giáo, đông đảo nhân dân và các cháu học trò trong tỉnh. Nghi thức trang trọng, độc đáo trình bày truyền thống tốt đẹp cao quý của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, “chim có tổ, người có tông”.

0 bình luận


ĐẶT NGAY Thêm vào giỏ hàng
0901330018