Hồ Chí Minh
Icon Locate
Hồ Chí Minh

Bí ẩn ngôi đền Borobudur ở Indonesia

Borobudur là một công trình kiến trúc Phật giáo lớn nhất Indonesia và trên thế giới. Nằm ở trung tâm hòn đảo Java, ngôi đền được có niên đại từ thế kỷ thứ IX này là một kho báu quý giá trong lịch sử kiến trúc Phật giáo thời trung đại. Ngày nay, ngôi đền là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch Indonesia, đến thăm quan cũng như hành hương về một miền đất cổ xưa và huyền thoại. Borobudur nhìn từ trên cao Năm 1814, một đoàn thám hiểm người Anh đã vượt qua vùng rừng già thuộc miền trung đảo Java để tìm kiếm một tàn tích huyền thoại của thế giới bị lãng quên. Nó đã bị bỏ hoang hơn 1000 năm, cây cối mọc um tùm quanh nó và hơn một nửa ngôi đền chìm trong đất, tàn tích gợi lên sự liên tưởng về một ngôi đền rất quan trọng. Hơn 1.400 bức phù điêu, 500 tượng Phật to bằng người thật, mỗi tượng đều được tạc bằng một khối đá nguyên. Đó là một ngôi đền cổ có niên đại từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ IX sau công nguyên, nó ghi lại nhiều sự tích về Phật giáo và Đức Phật. Kể từ khi phát hiện ra ngôi đền cổ, nhiều cuộc phục dựng đã được thực hiện bao gồm cả một dự án lớn phân nhỏ cấu trúc này. Đến năm 1983, một kim tự tháp khổng lồ đã được tái sinh, rộng 113 m2 và cao 35 trên nền trời, đền đài Phật giáo lớn nhất thế giới, đó chính là ngôi đền Borobudur. Borobudur bao gồm nhiều tảng đá xếp chồng lên nhau với 10 tầng tháp Cho đến tận ngày nay, các nhà khoa học cũng không thể nào lý giải được là làm cách nào mà người Java cổ xưa đã đưa được các khối đá lớn đến đây để dựng nên Borobudur vì hầu như toàn bộ hòn đảo Java có rất ít đá, và chúng không đủ để có thể xây dựng nên một ngôi đền hùng vĩ đến như vậy. Vậy thì chúng được xây dựng như thế nào ? Người ta chỉ biết rằng nó được xây dựng trong thời kỳ hưng thịnh của các Vương quốc Ấn Độ giáo trên hòn đảo Java, nhưng kể từ thế kỷ XIV trở đi, người Java đã cải sang đạo Hồi trước trước sự suy tàn của Phật giáo trên hòn đảo. Có lý thuyết cho rằng, các tảng đá được chở bằng thuyền từ những quần đảo lớn của Indonesia như Sumatra, Kalimantan tới Java để tiến hành xây dựng. Cứ cho là giả thuyết này đúng, nhưng làm cách nào mà họ có ghép các mảnh đá lại với nhau một cách hoàn hảo mà không cần phải dùng đến một chất kết dính nào và cách thức để họ vận chuyển các khối đá, xắp xếp,... mà cho đến nay phải mất rất nhiều thời gian công nghệ hiện đại mới có thể làm được. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra mà cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể nào trả lời hết được. Borobudur vẫn là bí ẩn của thời gian. Tượng Đức Phạt ngồi trong những ngọn tháp Ngày nay, Borobudur thu hút khoảng 2 triệu khách du lịch Indonesia giá rẻ mỗi năm, muốn lên tới đỉnh tháp, du khách phải thôn dã Java. Ngôi đền là thắng cảnh thu hút khách du lịch nhiều nhất ở Indonesia. Những ngọn tháp nhỏ trên đỉnh của ngôi đền Thời gian đã tàn phá ngôi đền không ít, nhiều nhà khoa học đã tự nguyện đến nơi đây để mong trùng tu ngôi đền trở lại như xưa. Nhưng đây là một nhiệm vụ không hề đơn giản, vì ngôi đền được cấu thành nên bởi hơn 1 triệu phiến đá khác nhau, nhiều cấu trúc gần như đã sụp đổ hoàn toàn do các trận mưa lũ và do núi lửa phun trào. Các nhà phục chế đã phải rất tỷ mỷ mới có thể lắp ghép các tảng đá lại với nhau sao cho giống như nguyên bản. Các bức phù điêu mô tả về cuộc đời Đức Phật Năm 2010, một trận phun trào và bùng nổ của núi lửa Merapi gần ngôi đền đã làm thiệt hại rất lớn cho đời sống cư dân xung quanh và ngôi đền. Tro bụi từ trận phun trào bắn cao lên đến 14 km, những dòng dung nham chết người tràn xuống triền núi gây thiệt hại nặng nề cho ngôi đền, tro từ vụ phun trào núi lửa có tính axit rất mạnh, nó làm bào mòn kiến trúc được làm bằng đá của ngôi đền. Để khác phục tình trang này, nhiệm vụ của các nhà bảo tồn làm sao loại bỏ sạch sẽ lớp tro bụi bám vào ngôi đền, và họ đã làm được điều đó. Ngôi đền đã phải tạm đóng của một năm cho công tác vệ sinh cũng như trùng tu, những người bảo dưỡng ngôi đền phải dùng đến những thiết bị hiện đại nhất để để đo đạc mức độ thiệt hại của hiện vật tiến hành công tác phục chế, dùng máy hút bụi và máy bắn nước để vệ sinh sạch sẽ ngôi đền. Tượng Phật niết bàn Đối với các Phật tử, những ngọn núi rất linh thiêng với họ, các kiến trúc sư của ngôi đền Borobudur đã cố ý mô phỏng cảnh quanh quanh đó sao cho ngôi đền thật gần gũi với thiên nhiên. Đền được xây ở một vị trí rất đặc biệt, nằm trên một ngọn đồi tự nhiên, người ta cho rằng phải mất đến 5 thế hệ nhân công trong vòng 70 năm để đưa các phiến đá lớn lên ngọn đồi. Hàng triệu khối đá được xếp thành 10 tầng, trên đỉnh là một kiến trúc Phật giáo kinh điển, một ngọn tháp hình chuông và 72 tháp nhỏ hơn, các phiến đá tầng dưới chạm khắc một cách công phu, mô tả cuộc đời của Đức Phật và các vị bồ tát, nhân sinh quan của Phật giáo,… ngôi đền chứa lịch một pho lịch sử về Phật giáo từ thời xa xưa. Ngày lễ Phật đản ở ngôi đền Ngày nay, Borobudur là một điểm hành hương của những tín đồ Phật giáo cũng như nhiều khách trong tour Indonesia đến thăm quan và tìm hiểu về kiến trúc Phật giáo thời cổ xưa nhưng mang đậm nét bản địa như ngôi đền.

Top ten travel tổng hợp

0 bình luận


ĐẶT NGAY Thêm vào giỏ hàng
0901330018