Hồ Chí Minh
Icon Locate
Hồ Chí Minh

Diện mạo mới của vùng biển du lịch Nha Trang-Khánh Hòa

Hội tụ nhiều tiềm năng tự nhiên và nhân văn, du lịch Nha Trang- Khánh Hòa đã và đang làm tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, đầu tư quy hoạch để trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch của vùng Nam Trung Bộ.   1. Phát huy các giá trị di sản     Vinpearl Nha Trang

Vinpearl Nha Trang

Vinpearl Nha Trang   Khánh Hòa có ba vịnh xếp vào hàng các vịnh đẹp và có điều kiện thiên nhiên hàng đầu thế giới. Cam Ranh được đánh giá là một trong ba cảng biển tự nhiên tốt nhất. Vịnh Nha Trang nằm trong nhóm 29 vịnh đẹp của thế giới. Riêng Vân Phong có diện tích mặt nước lớn và là nơi có mực nước sâu trung bình từ 20 đến 26 m, lại gần hải phận quốc tế "Một địa điểm du lịch biển miền nhiệt đới hoang khai" đáp ứng "đầy đủ tất cả các yếu tố kỹ thuật, thương mại" như Tổ chức Du lịch thế giới đánh giá. Khánh Hòa còn có các đảo san hô thuộc huyện Trường Sa, nằm ở phía nam Biển Đông, cách vịnh Cam Ranh 250 hải lý. Ở đây có khoảng 100 đảo bãi cạn, bãi ngầm rải rác trên một diện tích gần 200 nghìn km 2 , trong đó có từ 23 đến 25 đảo bãi cạn nổi thường xuyên. Về di sản nhân văn, Khánh Hòa là một trong những địa phương còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử, văn hóa lâu đời có giá trị về nhiều mặt, như Tháp Bà Ponagar trên dưới 1.000 năm, Thành cổ Diên Khánh hơn 200 năm, các đình, chùa, làng cổ hàng trăm năm và những cơ sở nghiên cứu khoa học có lịch sử gần một thế kỷ, như Viện Hải Dương học, Viện Pasteur Nha Trang và những di tích lưu niệm về nhà bác học A-lếch-xăng-đrê Y-éc-xanh... hệ thống di sản văn hóa (DSVH) ở Khánh Hòa rất phong phú, đa dạng. Toàn tỉnh hiện có 1.150 di tích, công trình, địa điểm, khu vực, cảnh quan thiên nhiên đã được kiểm kê, trong đó có 15 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và 164 di tích xếp hạng cấp tỉnh.   Toàn tỉnh hiện có ba di sản  văn hóa phi vật thể được công nhận và đưa vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia là: Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang và lễ hội bỏ mả của người Ra GLai. Năm 2014, tỉnh Khánh Hòa đón nhận thêm hai Di tích lịch sử quốc gia - Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa và Di tích lịch sử - Lưu niệm tàu C235 (đường Hồ Chí Minh trên biển) tại thôn Hòn Hèo, xã Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa. Di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có những sản phẩm tinh thần có giá trị được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác ở Khánh Hòa. Đặc biệt là hệ thống di sản Hán - Nôm vô cùng quý giá do triều đình nhà Nguyễn phong tặng cho các làng biển thờ phụng các vị thần Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân, Thiên Y Thánh Mẫu, thành hoàng làng. Ngoài ra, còn có văn tế, văn khắc (hoành phi, câu đối và các sắc phong cổ của triều Nguyễn). Nghề thủ công truyền thống ở các địa phương trong tỉnh nổi tiếng có nghề làm gốm Lư Cấm, Nha Trang, nghề làm mành ốc, nghề dệt chiếu, nghề đan lát của dân tộc Ra GLai, nghề làm nem Ninh Hòa... Khánh Hòa còn có hàng trăm lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm, tiêu biểu như các lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang, lễ hội Am Chúa, lễ hội Đền thờ Trần Hưng Đạo, lễ hội Đền Hùng Nha Trang... Lễ hội kết hợp giữa dân gian và hiện đại là Festival Biển "Nha Trang - Điểm hẹn" định kỳ tổ chức hai năm/lần. Trong những năm qua, Khánh Hòa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác quản lý di sản văn hóa trên địa bàn; hoàn thiện Quy hoạch về khảo cổ học; đồ án Quy hoạch Tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị vịnh Nha Trang nhằm bảo vệ, phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên di tích quốc gia vịnh Nha Trang phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, du lịch, dịch vụ. Đây cũng là địa phương tổ chức tốt việc khoanh vùng, cắm mốc bảo vệ di tích trên địa bàn. Đến nay đã có 2.283 cột mốc khoanh vùng bảo vệ được cắm ở hầu hết các di tích đã xếp hạng. Công tác quản lý cổ vật tại các di tích được thực hiện tốt. Trong thời gian qua, Khánh Hòa không để xảy ra tình trạng mất cổ vật tại các di tích. Công tác trùng tu, tôn tạo di tích được triển khai hiệu quả. Từ năm 2006 đến năm 2013, ngoài 15 tỷ đồng kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia cấp trùng tu cho các di tích. Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh đã hỗ trợ hơn 300 triệu đồng để trùng tu cho 38 di tích cấp tỉnh và huy động được hơn 4 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để trùng tu cho 20 di tích cấp tỉnh khác. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh cũng tích cực tham gia công tác tôn tạo và phát huy giá trị DSVH vật thể và phi vật thể. Năm 2011, Tập đoàn Vingroup đã đầu tư hơn 15 tỷ đồng để tu bổ lại tượng đài Trần Hưng Đạo và cải tạo, nâng cấp tổng thể cảnh quan, môi trường Công viên Bạch Đằng trên diện tích gần 8.000 m2 . Riêng nhà tưởng niệm Trần Hưng Đạo cùng các vị thống soái thủy quân, lục quân triều Trần được xây mới theo lối kiến trúc đình làng đồng bằng Bắc Bộ, như là một thực thể sống động và linh thiêng, tưởng nhớ về một triều đại hào hùng nhất trong lịch sử dân tộc. 2. Điểm nhấn phát triển     Biển Nha Trang xinh đẹp và  hiền hòa

Biển Nha Trang xinh đẹp và hiền hòa

Biển Nha Trang xinh đẹp và hiền hòa   Bứt phá để trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, Khánh Hòa đang tập trung rà soát, bổ sung các quy hoạch, dự án để khai thác tốt nhất các tiềm năng, lợi thế của địa phương phục vụ cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội; trước hết là khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch, dịch vụ, cảng biển,... thực hiện cho được mục tiêu là vừa bảo tồn được di sản vừa tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Hiện tại, không gian phát triển ven vịnh Nha Trang vẫn tồn tại nhược điểm như khu vực dịch vụ du lịch phát triển còn manh mún về hình thức và tổ chức, làm giảm sức hấp dẫn của không gian ven biển; thiếu không gian công cộng có quy mô lớn, hiện đại; thiếu các công trình và các loại hình vui chơi đặc thù du lịch biển, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều nhóm đối tượng du khách; thiếu các công trình tạo điểm nhấn, tạo dấu ấn riêng cho cảnh quan khu vực và kiến trúc đô thị. Căn cứ đề nghị của UBND tỉnh Khánh Hòa và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua khảo sát thực tế và làm việc tại địa phương, mới đây Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đồng ý về chủ trương đối với việc triển khai các thủ tục để thực hiện Dự án Peacock Marina Complex và Dự án Phát triển phía đông đường Trần Phú, nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ tạo điểm nhấn kiến trúc góp phần phát huy giá trị và tôn tạo cảnh quan vịnh Nha Trang. Hy vọng rằng với việc triển khai các dự án nói trên và một số dự án, công trình khác sẽ tạo nên một diện mạo mới của Nha Trang, Khánh Hòa trong tương lai gần, trước mắt phục vụ việc tổ chức thành công Đại hội thể thao Bãi biển châu Á (ABG) lần thứ 5 vào tháng 9-2016.   PGS, Tiến Sĩ: Nguyễn Duy Bắc Nguồn: Nhân Dân Điện Tử 

0 bình luận


ĐẶT NGAY Thêm vào giỏ hàng
0901330018