Hồ Chí Minh
Icon Locate
Hồ Chí Minh

Chủ động khai thác thị trường du lịch

Với bề dày 54 năm phát triển, Du lịch Việt Nam đã và đang hội tụ đầy đủ điều kiện để khẳng định rõ vị thế của một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xây dựng đất nước cũng như quảng bá hình ảnh Việt Nam ra quốc tế. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, ngành du lịch Việt Nam phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi cần có những biện pháp, chính sách kịp thời nếu không muốn suy giảm tăng trưởng.

 

 

1. Thành tựu sau hơn nửa thế kỷ:

 

Tết hà Nội năm 1990

Tết hà Nội năm 1990

Tết hà Nội năm 1990

 

Ngày 9/7/1960, Hội đồng Chính Phủ khi đó ban hành Nghị định số 26/Cp đánh dấu sự khởi đầu của ngành du lịch Việt Nam và ngày này đã trở thành Ngày Truyền thống ngành Du lịch nước ta. Tháng 6/1978. Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập, đã mở ra một trang mới cho ngành đẩy mạnh phát triển, tăng cường về quy mô và chất lượng.

 

Nếu năm 1990, du lịch Việt Nam đón tiếp và phục vụ 250 nghìn lượt khách quốc tế thì đến năm 2013, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng hơn 30 lần, đạt 7,57 triệu lượt khách. Trong thời gian đó, lượng khách du lịch nội địa cũng tăng trưởng mạnh mẽ từ một triệu lượt khách năm 1990 lên đến 35 triệu lượt khách năm 2013. Sự tăng trưởng không ngừng về lượng khách đã góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển của đất nước. Tổng thu từ khách du lịch năm 2013 đạt 200 nghìn tỷ đồng ( tương đương 9,7 tỷ USD) chiếm khoảng 6% GDP.

 

Một điều đáng ghi nhận đó là tốc độ tăng trưởng về tổng thu từ du lịch tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng về số lượng khách. Do đó cũng dễ hiểu khi các doanh nghiệp du lịch lữ hành, khách sạn, vận chuyển hành khách và nhiều khu du lịch, tổ hợp dịch vụ đã ình thành và khẳng định quy mô. Năng lực cung cấp dịch vụ của ngành Du lịch có những bước phát triển vượt bậc, thu hẹp khoảng cách với khu vực và quốc tế. Hiện cả nước có 1383 doanh nghiệp lữ hành quốc tế được cấp phép và hàng chục nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa. Về cơ sở lưu trú du lịch hiện có 15998 cơ sở lưu trú du lịch với hơn 331.538 buồng. Lực lượng lao động ngành Du lịch cũng khoonh ngừng lớn mạnh, đến nay đã có hơn 570.000 lao động trực tiếp trong tổng số 1.8 triệu lượt lao động du lịch.

 

Ngành du lịch Việt Nam cũng đã sớm có được những tính toán dài hơi trong việc thúc đẩy nhanh hơn nữa sự tăng trưởng toàn ngành. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên tục được bổ sung hoàn thiện. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được thực hiện rộng khắp cả nước. Chiến lược Quy hoạch tổng thế phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch, chương trình Xúc tiến Du lịch Quốc gia, Chương trình hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch được thực hiện đồng thời với các đề án chuyên đề phát triển du lịch đã góp phần thiết thực để hỗ trợ, kích thích phát triển du lịch tại các địa phương trong cả nước và quảng bá ra quốc tế.

 

Tuy nhiên thời điểm này ngành Du lịch đang phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm tăng trưởng bởi tác động của tình hình căng thẳng trên Biển Đông do Trung Quốc gây nên. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần nhanh chóng tìm ra biện pháp để duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế cũng như trong nước trong thời gian đến, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như hình ảnh du lịch Việt Nam.

 

2. Chủ động trước khó khăn:

 

 

Logo của du lịch Việt Nam 2012-2015

Logo của du lịch Việt Nam 2012-2015

Logo của du lịch Việt Nam 2012-2015

 

Trong bối cảnh hiện tại, những dấu hiệu sụt giảm lượng khách quốc tế đang đặt ra vấn đề với ngành Du lịch là làm sao để thích ứng một cách chủ động để duy trì đà tăng trưởng phục vụ cho kế hoạch dài hơi trong tương lai. Thực tế bốn tháng đầu năm, lượng khách quốc tế đến với Việt Nam liên tục tăng, nhưng từ đầu tháng 5 khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam đã tác động đến nhiều mặt của du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, đây cũng bắt đầu bước vào mùa thấp đểm hằng năm của thị trường khách quốc tế, do đó lượng khách sụt giảm nhiều so với những tháng trước.

 

Mặc dù so với cùng kỳ năm ngoái, các chỉ tiêu về số du khách và tổng thu du lịch vẫn tăng trưởng tốt, tuy nhiên nếu không có biện pháp kịp thời khắc phục khó khăn nêu trên thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh cũng như hiệu quả kinh tế của du lịch Việt Nam. Viện trưởng Viện nghiên cứu Du lịch Hà Văn Siêu trả lời trước báo giới:"Một nguyên nhân dễ hiểu cho thực tế này đó là việc chúng ta chưa chủ động khai thác thị trường một cách đa dạng. Vì thế, khi có sự tác động tiêu cực từ thị trường chính là Trung Quốc thì lập tực tạo ra phản ứng tức thì là suy giảm đột ngột". Song, các chuyên gian cũng khẳng đinh, đây chỉ là khủng hoảng nhất thời và nếu xử lý một cách chủ động, hiệu quả chúng ta sẽ nhanh chóng khắc phục được vấn đề.

 

Trước những biến động mới, tạo ra những tác động tiêu cực, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã kịp thời thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chủ động triển khai hàng loạt giải pháp kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình, nắm bắt thông tin, thành lập tổ công tác đặc biệt và các đoàn công tác đi các địa phương thuộc địa bàn chịu nhiều tác động ảnh hưởng; chủ động xây dựng báo cáo nhanh tác động của tình hình, kế hoạch ứng phó và kế hoạch quản lý rủi ro của ngành Du lịch; tăng cường thông tin đến các cơ quan báo chí, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam. Ðồng thời, tổ chức triển khai các hoạt động theo kế hoạch ứng phó với diễn biến của tình hình mới.

 

Hoạt động xúc tiến, quảng bá tại các thị trường trọng điểm cũng được quan tâm để thu hút khách và mở rộng thị trường. Trong đó, nổi bật có chương trình hợp tác với Phi-li-pin về phát triển du lịch tàu biển, tổ chức Phiên họp Ủy ban Du lịch Việt Nam - Nhật Bản tại Nhật Bản, Chương trình gặp gỡ doanh nghiệp du lịch Việt Nam - Thái-lan tại Hà Nội, Hợp tác du lịch Việt Nam - Xinh-ga-po về phát triển du lịch tàu biển, Hợp tác Việt Nam - Ðài Loan (Trung Quốc) về tăng cường kết nối thu hút khách... Tổng cục Du lịch phối hợp các địa phương, đơn vị tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại ba thành phố của LB Nga là: Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua, Y-a-rô-xláp trong khuôn khổ Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga; tham dự Diễn đàn Du lịch ASEAN, Hội nghị Du lịch Ðông Á - Thái Bình Dương và ASEAN tại Phi-li-pin, tổ chức đoàn famtrip (khảo sát về du lịch) cho các hãng thông tấn, báo chí của Nhật Bản...

 

Tổng cục Trưởng Du lịch Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn cho biết: "Trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, tại những thời điểm khó khăn nhất thì chính du lịch trong nước là một động lực, hỗ trợ việc duy trì sự tăng trưởng ổn định của toàn ngành du lịch". Hướng tới nguồn khách trong nước là một trong những giải pháp để "bù đắp" và cũng là giải pháp phát triển bền vững cho du lịch trước các biến động của du lịch quốc tế. Giải pháp này đang được các nhà quản lý du lịch lựa chọn nhằm tháo gỡ khó khăn hiện tại khi doanh thu từ khách quốc tế đang giảm sút. Thời gian gần đây, khả năng chi tiêu trong nước đang dần được cải thiện với nhiều kỳ nghỉ dài ngày, nhiều lễ hội sôi nổi được tổ chức tại các địa phương đã góp phần tích cực kích cầu du lịch trong nước. Ðây cũng là cơ hội để Tổng cục Du lịch Việt Nam phát động Chương trình kích cầu du lịch trong nước với chủ đề "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam". Chương trình sẽ tập trung đẩy mạnh tăng trưởng du lịch tới vùng ven biển, hải đảo, núi cao có tiềm năng phát triển du lịch. Ðồng thời, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tươi đẹp, con người Việt Nam thân thiện, mến khách ra thế giới.

 

Bên cạnh đó, công tác khắc phục điểm yếu của ngành Du lịch bao gồm công tác lữ hành, dịch vụ lưu trú, xây dựng thương hiệu... cũng cần được thực hiện song song. Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Du lịch, ngành Du lịch phải có những chương trình chuyển hướng tới thị trường khách khác như Hàn Quốc, Nhật Bản... và phải nhanh chóng làm đa dạng hình thức du lịch, tạo sức đột phá mới. Ðặc biệt hướng tới du lịch lựa chọn và du lịch chất lượng cao, những xu hướng đang nổi lên của du lịch thế giới nhưng mới được phát triển ở Việt Nam. Hãy để du khách quốc tế xóa bỏ những hoài nghi bằng công tác quảng bá hiệu quả, chân thực về hình ảnh du lịch Việt Nam hòa bình, tươi đẹp và đa màu sắc luôn chào đón mọi du khách. Lúc đó, khách du lịch quốc tế mới hiểu được: Nếu đến Việt Nam, họ có quyền biến ước mơ thành hiện thực.

 

Chỉ có sự nỗ lực của toàn ngành Du lịch, chỉ có những biện pháp thực tế hữu hiệu mới giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách, nhận được sự ủng hộ của toàn dân và hỗ trợ của quốc tế. Chắc chắn trong chặng đường phát triển mới, ngành Du lịch sẽ đạt được nhiều hơn nữa thành tựu, đánh dấu những thành công trên chặng đường phát triển, góp phần xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam văn minh, hiện đại, nhanh chóng hội nhập với quốc tế.

Nguồn: Báo Nhân Dân

Top Ten sưu tầm

CÁC TOUR DU LỊCH TRONG NƯỚC HẤP DẪN TẠI TOP TEN TRAVEL: Du lịch Nha Trang, Du lịch Phan Thiết, Du lịch Côn Đảo

 

 

 

0 bình luận


ĐẶT NGAY Thêm vào giỏ hàng
0901330018